Tấm quang điện mặt trời loại p có thể bị loại bỏ vào năm 2026

Tấm quang điện mặt trời loại p có thể bị loại bỏ vào năm 2026

Tấm quang điện mặt trời loại p có thể bị loại bỏ vào năm 2026

 

Theo phân tích của Công ty tư vấn năng lượng mặt trời TrendForce (Đài Loan), từ năm 2022 với hiệu suất chuyển đổi năng lượng vượt trội của tế bào quang điện loại n (n-type) thì tương lai pin loại p (p-type) sẽ sớm bị loại bỏ.

Theo phân tích của Công ty tư vấn năng lượng mặt trời TrendForce (Đài Loan), từ năm 2022 với hiệu suất chuyển đổi năng lượng vượt trội của tế bào quang điện loại n (n-type) thì tương lai pin loại p (p-type) sẽ sớm bị loại bỏ.

Theo TrendForce, sự gia tăng của công nghệ tế bào TOPCon hiệu quả về mặt chi phí hồi năm ngoái đã dẫn đến sự ‘tăng vọt’ nhu cầu sản xuất tế bào quang điện loại n (n-type). Vì vậy, tế bào PERC (PERC cell) có thể  bị loại bỏ vào 2-3 năm nữa.

Ngoài ra, tình trạng dư cung tế bào và mô-đun p-type có thể làm tăng khoảng cách giá giữa các sản phẩm n-type và p-type trong những tháng tới.

“Hiện tại, công nghệ tế bào PERC dùng cho sản xuất tế bào p-type đang là trụ cột. Tuy nhiên, với việc từng bước hiện thực hóa công suất tế bào loại n quy mô lớn, thì nguy cơ công nghệ tế bào PERC có thể bị loại bỏ dần trong vòng hai đến ba năm tới”, báo cáo của TrendForce nhấn mạnh.

Phân tích thêm cho thấy, khi silicon loại n ngày càng xuất hiện, kèm theo tình trạng thiếu hụt vật liệu silicon chất lượng cao và các tấm bán dẫn phù hợp với tế bào loại n đã tạo ra sự chênh lệch đáng kể về giá giữa các tấm silicon loại n và các tấm silicon loại p. Ngoài ra nguồn cung polysilicon cũng đặt ra những vấn đề riêng cho dù nguồn cung vẫn ‘dồi dào’, và một khi sản lượng tiếp tục tăng đối với tế bào loại n thì tình trạng dư cung silicon loại p khiến giá của nó giảm nhanh.

Mô-đun năng lượng mặt trời PERC. Nguồn: PVM

TrendForecast dự đoán nguồn cung có thể đạt 68,8% công suất vào cuối năm 2023 và 40,3% vào cuối năm 2025. “Vào cuối năm 2023, dự kiến tổng công suất sản xuất polysilicon sẽ đạt 2,072 triệu tấn. Sản lượng thực tế của vật liệu silicon dự kiến là 1,483 triệu tấn, đủ để hỗ trợ tiêu thụ trên 600GW tấm quang điện mặt trời (với tốc độ tiêu thụ silicon là 0,245 MT/GW). Điều này phù hợp với nhu cầu lắp đặt hàng năm khoảng 370-390GW, cho thấy tình trạng dư cung silicon rõ ràng”, TrendForecast cho biết thêm.

Cũng theo TrendForce,  nhu cầu và sản lượng hạn chế có thể dẫn đến tình trạng thiếu silicon loại n định kỳ, dẫn đến giá giảm mạnh. Công suất sản xuất tấm wafer silicon dự kiến sẽ đạt khoảng 921,6GW vào cuối năm nay. Các nhà sản xuất tấm wafer silicon phản ứng đến việc xáo trộn ô loại n bằng các thao tác chuyển đổi “nhanh chóng” và tăng quy mô đầu ra nên nó tác động đến các tế bào loại p.

“Với việc ra đời tấm silicon hình chữ nhật chiếm một phần công suất này, một số kích thước nhất định của tấm wafer loại p có thể gặp phải tình trạng thiếu nguồn cung trong thời gian ngắn, nên không đáp ứng được nhu cầu bức thiết của thị trường. Nếu việc triển khai tế bào loại n không như mong đợi thì vẫn có nguy cơ cung cấp quá mức wafer loại n”, TrendForecast bổ sung thêm.

Tổng công suất wafer chủ yếu nhờ công nghệ tế bào TOPCon loại n dự kiến sẽ đạt 1.172 GW vào cuối năm nay – tăng 106% kể từ năm 2022. Tuy nhiên, theo TrendForce , như đề cập,  sự chậm trễ trong việc triển khai thực tế loại n với sự chênh lệch giá hiện tại giữa các tấm wafer loại n-p, nên công nghệ PERC được dự đoán vẫn còn chỗ đứng trên thị trường trong năm nay.


NN (Theo PVM- 9/2023)

Liên hệ công ty khi có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời tại Nha Trang hoặc trong tỉnh Khánh Hòa

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ QUỲNH AN

Hotline: 033.74.99888 – 0907.62.3999

Dẫn đường Google map: Bấm vào đây để xem đường đi

Website: www.solar-nhatrang.com www.quynhanmobile.com

Facebook: Solar Nha Trang – Lắp điện năng lượng mặt trời

Văn phòng : 592 Lê Hồng Phong, Phường Phước Hải, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *