Điện mặt trời trên mái nhà xưởng: Mục đích tiết kiệm điện nên đặt lên đầu

Điện mặt trời trên mái nhà xưởng: Mục đích tiết kiệm điện nên đặt lên đầu

Điện mặt trời trên mái nhà xưởng: Mục đích tiết kiệm điện nên đặt lên đầu

 

Lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà (ĐMTMN) là giải pháp vừa tiết kiệm điện, tiết kiệm tiền điện hằng tháng, vừa góp phần giảm phát thải nhà kính. Cơ chế khuyến khích phát triển ĐMTMN những năm qua của Chính phủ cũng nhằm mục tiêu này.

Lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà (ĐMTMN) là giải pháp vừa tiết kiệm điện, tiết kiệm tiền điện hằng tháng, vừa góp phần giảm phát thải nhà kính. Cơ chế khuyến khích phát triển ĐMTMN những năm qua của Chính phủ cũng nhằm mục tiêu này.

Tuy nhiên, không ít dự án đặt mục đích thương mại, kinh doanh lên hàng đầu đã dẫn đến hệ lụy: quá tải hệ thống phải giảm huy động công suất, thiếu cơ sở pháp lý bị tạm ngừng hợp đồng, thậm chí sai phạm.

Lắp đặt ĐMTMN để xanh hóa sản xuất cần có cơ chế khuyến khích, chính sách cụ thể và nhất quán.

Công trình điện mặt trời mái nhà trên mái nhà xưởng tại Khu công nghiệp Tam Phước (TP.Biên Hòa)

Còn nhiều rào cản

Công ty TNHH Saitex có 6 nhà máy tại Đồng Nai. Năm 2020, công ty ký hợp đồng với đối tác lắp đặt hệ thống ĐMTMN nhưng không thể tiến hành vì khu công nghiệp (KCN) không có ngành nghề kinh doanh điện trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Sau đó, công ty có văn bản kiến nghị và được Sở Công Thương phúc đáp thống nhất cho đầu tư dự án với mục đích phục vụ sản xuất của nhà máy, không bán điện. Thế nhưng, đến nay công ty vẫn chờ hướng dẫn thủ tục xây dựng, môi trường để triển khai dự án.

Tương tự, các công ty: Ajnomoto (chi nhánh KCN Long Thành), Chien Việt Nam (KCN Tam Phước) cũng có văn bản kiến nghị Bộ TN-MT hỗ trợ thủ tục pháp lý để triển khai dự án ĐMTMN với mục đích sử dụng tại chỗ, không bán điện nhưng văn bản phản hồi là đề nghị công ty đối chiếu với Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành luật để phân nhóm dự án và thực hiện thủ tục theo quy định.

Theo bà Dương Thị Xuân Nương, Phó trưởng ban Quản lý các KCN Đồng Nai, hiện Đồng Nai có 7/32 KCN được thu hút ngành nghề đầu tư sản xuất, phân phối điện là: An Phước, Long Đức (H.Long Thành); Nhơn Trạch 3, Ông Kèo (H.Nhơn Trạch); Hố Nai, Bàu Xéo (H.Trảng Bom); Loteco (TP.Biên Hòa).

“Sản xuất ĐMTMN là ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và không bị cạn kiệt, được khuyến khích đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quyết định của Chính phủ và Luật Bảo vệ môi trường. Nhưng hiện tỉnh chỉ có 7 KCN có ngành nghề sản xuất và phân phối điện. Đây là một trong những khó khăn đối với KCN muốn thu hút đầu tư ngành nghề này” – văn bản kiến nghị Bộ TN-MT số 1256/KCNDN-ĐT ngày 27-4-2022 của Ban Quản lý các KCN Đồng Nai về việc thu hút các dự án ĐMTMN trong KCN cho biết.

Đối với doanh nghiệp (DN) lắp đặt ĐMTMN để sử dụng (không bán, không phân phối lại cho đơn vị khác), theo hướng dẫn của Bộ TN-MT thì không phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề, mục tiêu hoạt động của KCN nhưng DN phải thực hiện các thủ tục môi trường, xây dựng theo quy định. Tuy nhiên đến nay, Bộ TN-MT chưa có hướng dẫn hồ sơ môi trường. Ban Quản lý đối chiếu quy định và hướng dẫn chủ đầu tư hạ tầng KCN phối hợp với chủ dự án ĐMTMN tự xác định và gửi văn bản đến cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để xác nhận ngành nghề có phát sinh nước thải hay không, có phải làm thủ tục giấy phép môi trường hay không.

Tiết kiệm, thay vì kinh doanh

Phó giám đốc Sở Công Thương Thái Thanh Phong cho rằng, cơ chế khuyến khích phát triển ĐMTMN được hiểu là các hộ gia đình, tổ chức, DN tận dụng mái nhà lắp đặt hệ thống ĐMTMN để giảm bớt áp lực cung ứng điện, tiết kiệm chi phí tiền điện hằng tháng và góp phần bảo vệ môi trường. Nguồn điện dư thừa được ngành điện mua lại với giá do Nhà nước quy định. Chính sách là vậy nhưng các văn bản, quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện chưa theo kịp; nhiều chủ đầu tư xem đây là một dạng kinh doanh nên vay vốn để làm. Hệ quả là “bùng nổ” hệ thống ĐMTMN; quá trình rà soát, kiểm tra nhiều dự án đã vận hành nhưng không đủ hồ sơ pháp lý, thậm chí vi phạm.

Chia sẻ tại cuộc họp gỡ vướng dự án điện mặt trời tháng 5 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng cho rằng, hiện nay rất nhiều DN muốn lắp đặt ĐMTMN để giảm chi phí sản xuất, để đạt chứng chỉ “xanh” nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu. KCN muốn thu hút ngành nghề sản xuất điện để chủ động nguồn cung, phù hợp với mô hình KCN sinh thái có dịch vụ cộng sinh công nghiệp nhưng thủ tục pháp lý đang là rào cản. Thời gian qua, tỉnh và một số DN có văn bản kiến nghị các bộ, ngành nhưng mỗi nơi hướng dẫn mỗi khác. Để có cơ sở giải quyết các tồn tại cho dự án đã đầu tư, đồng thời tạo điều kiện cho DN, KCN lắp đặt để sử dụng cần tiếp tục kiến nghị tháo gỡ.

Trên cơ sở đó, tháng 6 vừa qua Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng đã ký văn bản gửi Bộ Công Thương kiến nghị hướng dẫn tháo gỡ 5 nội dung: ngành Điện xác định cơ sở pháp lý để yêu cầu chủ đầu tư bổ sung các loại giấy tờ cho dự án đã đầu tư; hệ thống ĐMTMN dưới 1MW là ngành nghề có điều kiện hay không, điều kiện đó là gì; dự án ĐMTMN trên mái nhà xưởng trang trại nông nghiệp nhưng chưa chuyển đổi mục đích sử đất; trường hợp thuê lại mái nhà xưởng của DN để đầu tư dự án ĐMTMN xin giấy phép xây dựng như thế nào; trình tự, thủ tục đối với tổ chức, cá nhân lắp đặt ĐMTMT sau ngày 31-12-2020 để sử dụng, không bán. Hiện Bộ Công thương chưa có văn bản trả lời.

Thực tế hiện nay, trên địa bàn Đồng Nai đã có KCN Giang Điền thiếu điện cục bộ, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư dự án mới, mở rộng quy mô dự án hiện hữu. Tới đây, nhiều dự án công nghiệp tiếp tục được đầu tư theo phê duyệt phát triển công nghiệp của Thủ tướng. Trong điều kiện nhu cầu điện ngày càng tăng, giá điện sản xuất công nghiệp cao, dự án cung ứng điện chậm tiến độ do gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng thì đầu tư ĐMTMN để sử dụng là giải pháp hữu hiệu.

Giám đốc Công ty TNHH Lộc Phát Đồng Nai Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, hiện nay mọi DN đều gặp khó khăn khi triển khai dự án ĐMTMN. Nhà nước cần có những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và đơn giản để DN có thể thực hiện. “ĐMTMN là lĩnh vực mới, quy trình và thủ tục quá phức tạp và thay đổi liên tục. Nếu không có sự hướng dẫn từ trung ương đến tỉnh, DN sẽ không thể thực hiện, không đạt mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo” – ông Tuấn chia sẻ.

Link gốc


Nguồn baodongnai.com.vn

Liên hệ công ty khi có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời tại Nha Trang hoặc trong tỉnh Khánh Hòa

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ QUỲNH AN

Hotline: 033.74.99888 – 0907.62.3999

Dẫn đường Google map: Bấm vào đây để xem đường đi

Website: www.solar-nhatrang.com.com www.quynhanmobile.com

Facebook: Solar Nha Trang – Lắp điện năng lượng mặt trời

Văn phòng : 592 Lê Hồng Phong, Phường Phước Hải, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *