Giải mã công trình thương mại ‘net-zero’
Đó là chủ đề buổi tọa đàm do Dự án Điện mặt trời mái nhà trong ngành thương mại và công nghiệp (CIRTS) của GIZ và Mạng lưới hiệu quả năng lượng Việt Nam (EEN-Vietnam) đồng tổ chức. Sự kiện này thuộc khuôn khổ Tuần lễ Công trình hiệu quả năng lượng Việt Nam 2021 (VEEBW 2021) diễn ra mới đây.
Đó là chủ đề buổi tọa đàm do Dự án Điện mặt trời mái nhà trong ngành thương mại và công nghiệp (CIRTS) của GIZ và Mạng lưới hiệu quả năng lượng Việt Nam (EEN-Vietnam) đồng tổ chức. Sự kiện này thuộc khuôn khổ Tuần lễ Công trình hiệu quả năng lượng Việt Nam 2021 (VEEBW 2021) diễn ra mới đây.
Tọa đàm có sự tham gia của đại diện của tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), Đại học Quốc gia Singapore, Công ty AEON Delight Việt Nam, Công ty SolarBK, Công ty Transsolar KlimaEngineering và Công ty TONA Syntegra Solar cùng hàng trăm nhà đầu tư, chủ sở hữu của các tòa nhà thương mại, các đơn vị phát triển dự án, kỹ sư năng lượng, kiến trúc sư…
Ông Nathan Moore, Giám đốc Dự án CIRTS của GIZ cho rằng, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển điện mặt trời mái nhà. Hơn nữa, việc sử dụng điện mặt trời trong ngành công nghiệp và thương mại lại đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế do sự linh hoạt về thời gian lắp đặt và vốn đầu tư.
Còn theo Tiến sĩ Christoph Luerssen, Cố vấn kỹ thuật của GIZ, các công trình cân bằng năng lượng thương mại được cộng hưởng bởi các biện pháp tối ưu hiệu quả năng lượng và ứng dụng năng lượng tái tạo. Cụ thể, điện mặt trời mái nhà được coi là giải pháp vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả năng lượng cho các tòa nhà thương mại thấp hoặc trung tầng.
Từ kinh nghiệm của Singapore trong việc triển khai các công trình hiệu năng cao, tiến sĩ Wolfgang Kessling, Giám đốc Transsolar KlimaEngineering lấy ví dụ về công trình SDE4 (Singapore). Đây là một công trình cân bằng năng lượng kết hợp thiết kế kiến trúc nhiệt đới để tạo ra một môi trường sống tiện nghi cao và đồng thời tiết kiệm năng lượng một cách đáng kể. Bằng cách sử dụng 1.200 tấm quang điện lắp đặt trên mái nhà, công trình SDE4 đã thể hiện khả năng thiết kế “net- zero” để tối ưu hóa năng lượng tiêu thụ và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, đề cao các yêu cầu kỹ thuật đối với quản lý chất lượng và an toàn của hệ thống điện mặt trời mái nhà, theo ông Mathias G. Kothe, sáng lập và Chủ tịch của TONA Syntegra Solar cho rằng, chất lượng và an toàn là điều bắt buộc trong một hệ thống điện mặt trời bền vững với tuổi thọ được đảm bảo trên 20 năm và tuổi thọ kỹ thuật trên 30 năm.
Các chuyên gia nhận định, công trình cân bằng năng lượng đã và đang trở thành một giải pháp được quốc tế đón nhận bởi sự kết hợp hài hòa giữa thiết kế tối ưu nhu cầu sử dụng năng lượng và hệ thống năng lượng tái tạo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng.
Việc tích hợp 2 yếu tố trên cũng góp phần đảm bảo tính hiệu quả về mặt chi phí của các dự án đầu tư cũng như giải quyết vấn đề lượng khí thải carbon trong lĩnh vực xây dựng nói chung và các công trình thương mại nói riêng ngày càng tăng cao.
Các công trình cân bằng năng lượng được kỳ vọng sẽ được phát triển ở Việt Nam. Đặc biệt, khi các điều kiện về khung pháp lý được cải thiện, Việt Nam có thể xây dựng và phát triển thị trường cho các công trình cân bằng năng lượng.
Đ.Thắng
Liên hệ công ty khi có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời tại Nha Trang hoặc trong tỉnh Khánh Hòa
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ QUỲNH AN
Hotline: 033.74.99888 – 0907.62.3999
Dẫn đường Google map: Bấm vào đây để xem đường đi
Website: www.solar-nhatrang.com.com www.quynhanmobile.com
Facebook: Solar Nha Trang – Lắp điện năng lượng mặt trời
Văn phòng : 592 Lê Hồng Phong, Phường Phước Hải, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa