Khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo thông qua nội địa hóa chuỗi giá trị
Indonesia đang đặt mục tiêu bổ sung 4,68 gigawatt (GW) công suất năng lượng mặt trời vào năm 2030 và hướng tới cung cấp 51,6% công suất điện bổ sung từ các nguồn tái tạo theo quy hoạch tổng thể quốc gia mới. Và nội địa hóa chuỗi giá trị được cho là giải pháp phù hợp nhất để có thể đạt được mục tiêu trên.
Indonesia đang đặt mục tiêu bổ sung 4,68 gigawatt (GW) công suất năng lượng mặt trời vào năm 2030 và hướng tới cung cấp 51,6% công suất điện bổ sung từ các nguồn tái tạo theo quy hoạch tổng thể quốc gia mới. Và nội địa hóa chuỗi giá trị được cho là giải pháp phù hợp nhất để có thể đạt được mục tiêu trên.
Năng lượng tái tạo được xem là trọng tâm chính của các quốc gia Đông Nam Á trong những năm gần đây. Tính đến năm 2020, năng lượng tái tạo chiếm 33,5% công suất phát điện của ASEAN, chủ yếu nhờ sự gia tăng năng lượng quang điện mặt trời (PV). Và Indonesia là quốc gia có quy mô thị trường năng lượng tái tạo lớn và những mục tiêu tham vọng.
Các chuyên gia cho biết, đến năm 2060, năng lượng mặt trời được dự đoán sẽ thống trị ngành năng lượng của Indonesia, chiếm hơn 60% tổng sản lượng năng lượng của quốc gia. Năng lượng mặt trời vẫn còn tiềm năng đáng kể, đặc biệt khi hiện tại, việc sản xuất năng lượng mặt trời chỉ đạt chưa đến 1% tổng tiềm năng.
Để đạt được mục tiêu này, Indonesia sẽ phải bảo đảm cung cấp các mô-đun quang điện mặt trời chất lượng tốt trong tương lai. Do đó, nội địa hóa chuỗi giá trị điện mặt trời là điều cần thiết để bảo đảm khả năng tiếp cận các mô-đun quang điện mặt trời chất lượng cao trong thời gian dài. Ngoài ra, việc nội địa hóa chuỗi giá trị sẽ giảm sự phụ thuộc vào sản phẩm nhập khẩu, cũng như có khả năng phục hồi cao hơn trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung. Cùng với đó là thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng việc làm xanh và bảo đảm an ninh nguồn cung cho Indonesia. Nội địa hóa điện mặt trời dự kiến sẽ đóng góp hơn 5 tỷ USD đến 10 tỷ USD đầu tư bổ sung (cả trực tiếp và gián tiếp) cho Indonesia vào năm 2035.
Tuy nhiên, sự phát triển của năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, đã bị đình trệ vì một số lý do. Điển hình như tình trạng dư thừa nguồn cung điện từ nhiên liệu hóa thạch ở khu vực Java, cũng như thiếu chuỗi giá trị năng lượng tái tạo tại địa phương và đáng tin cậy để đáp ứng nhu cầu năng lượng tái tạo hỗ trợ sự tăng trưởng. Điều này bao gồm việc cung cấp không đủ mô-đun quang điện mặt trời chất lượng cao, cũng như các rào cản tài chính phát sinh từ vấn đề khả năng thanh toán vốn do không có mô-đun quang điện cấp 1 được sản xuất trong nước.
Cơ hội và thách thức
Indonesia hiện sở hữu công suất sản xuất mô-đun quang điện mặt trời hàng năm đạt khoảng 2,2 gigawatt-đỉnh (GWp), tuy nhiên quốc gia này lại phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ mô-đun quang điện mặt trời. Công nghệ này cung cấp công suất điện tương đối thấp và hiệu suất mô-đun khoảng 15 – 17%. Với việc sản xuất PV của Indonesia chỉ giới hạn ở việc lắp ráp mô-đun sử dụng pin nhập khẩu với giá tương đối cao, việc tận dụng năng lực sản xuất của Indonesia vẫn tương đối thấp ở mức dưới 10%.
Do đó, việc nội địa hóa chuỗi giá trị sản xuất pin mặt trời thế hệ tiếp theo với chất lượng cao và giá cả phải chăng được xem là một hướng đi quan trọng, để đạt được các mục tiêu năng lượng tái tạo của Indonesia. Nội địa hóa chuỗi giá trị sẽ cho phép Indonesia bảo đảm cung cấp đủ mô-đun quang điện mặt trời cấp 1, cũng như mang lại giá trị kinh tế cho Indonesia về lâu dài. Tuy nhiên, việc nội địa hóa điện mặt trời sẽ đòi hỏi vốn đầu tư đáng kể và quy mô quan trọng để có thể làm cho nó về mặt kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ cũng phải xem xét cả tính khả thi về mặt kinh tế và hoạt động để giúp xác định nơi thực hiện đầu tư ban đầu.
Chiến lược phát triển năng lượng mặt trời hiện nay được kết hợp với kế hoạch về xuất khẩu điện của các nhà máy điện xoay chiều (AC) công suất 2 GW, hoặc 12 GWp của các nhà máy điện mặt trời. Sự kết hợp này sẽ mang lại động lực tốt để Indonesia bắt đầu nội địa hóa việc sản xuất các mô-đun quang điện mặt trời. Tuy nhiên, quy mô có thể không đủ để thực hiện việc nội địa hóa toàn bộ chuỗi giá trị điện mặt trời.
Vì vậy, Indonesia nên tập trung vào nội địa hóa các mô-đun và tế bào quang điện mặt trời trong vài năm tới, vốn đòi hỏi công suất sản xuất ít nhất 2 – 3 GW để có hiệu quả kinh tế. Khi quy mô tăng lên, Indonesia nên mở rộng dần sang sản xuất polysilicon (Silicon đa tinh thể) và phôi/tấm bán dẫn, đòi hỏi công suất sản xuất tối thiểu 5 – 10 GW để bảo đảm đầu tư. Với quy mô hiện tại, việc nội địa hóa các mô-đun và pin mặt trời sẽ là điểm khởi đầu tốt nhất cho Indonesia ở giai đoạn sản xuất năng lượng mặt trời hiện nay.
Quyết định nội địa hóa phần nào của chuỗi giá trị trước chỉ là bước khởi đầu để đạt được các mục tiêu chuỗi giá trị tái tạo của quốc gia. Việc thiết kế các biện pháp chính sách phù hợp có thể giúp đẩy nhanh đầu tư, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và nhà sản xuất phụ tùng gốc (OEM) nước ngoài. Đồng thời việc bảo đảm nhu cầu địa phương và khu vực không kém phần quan trọng trong chiến lược nội địa hóa.
Các trụ cột quan trọng cho việc nội địa hóa điện mặt trời
Việc nội địa hóa hoạt động sản xuất điện mặt trời có thành công hay không sẽ gần như phụ thuộc vào ba trụ cột quan trọng sau: bảo đảm nhu cầu cho thị trường trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy quan hệ đối tác với các nhà sản xuất thiết bị gốc điện mặt trời (OEM); và cung cấp các ưu đãi tài chính và phi tài chính có mục tiêu để đẩy nhanh đầu tư vào chuỗi giá trị điện mặt trời.
Để đạt được quy mô sản xuất tối thiểu, việc xác định nhu cầu cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt bằng cách tận dụng chênh lệch giá thị trường xuất khẩu là rất quan trọng. Ngoài ra, việc bảo đảm tính kịp thời và thành công trong việc giao hàng cho các dự án trong nước và xuất khẩu cũng là điều cần thiết.
Hiện nay, Indonesia được xem là “ứng cử viên” tiềm năng của các OEM quốc tế. Vì vậy, việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với các OEM năng lượng mặt trời có đủ khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu cũng rất quan trọng. Nhiều nước đã bày tỏ sự quan tâm đến việc thành lập các cơ sở sản xuất ở Indonesia nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đang phát triển.
Ngoài việc tận dụng các mối quan hệ đối tác quốc tế, chính phủ Indonesia nên xem xét việc lên kế hoạch và thực hiện các ưu đãi tài chính, phi tài chính để khuyến khích các đối tác OEM đầu tư vào Indonesia. Ưu đãi tài chính có thể bao gồm miễn thuế hoặc trợ cấp thuế, cũng như giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Những biện pháp này sẽ góp phần không nhỏ giúp Indonesia tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn cho các nhà sản xuất nước ngoài đầu tư phát triển chuỗi giá trị sản xuất điện mặt trời.
Bên cạnh đó, các biện pháp khuyến khích phi tài chính, bao gồm hợp lý hóa và đẩy nhanh quá trình xin hoặc cấp giấy phép. Ngoài ra, Chính phủ Indonesia cũng có thể xem xét cung cấp giá đất ưu đãi và các điều khoản về cơ sở vật chất để khuyến khích hơn nữa các OEM đầu tư vào nước này. Về bản chất, bằng cách phát triển nội địa hóa chuỗi giá trị điện mặt trời và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các OEM, Indonesia có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang bối cảnh năng lượng xanh hơn và bền vững hơn.
Nguồn: https://daibieunhandan.vn/
Liên hệ công ty khi có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời tại Nha Trang hoặc trong tỉnh Khánh Hòa
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ QUỲNH AN
Hotline: 033.74.99888 – 0907.62.3999
Dẫn đường Google map: Bấm vào đây để xem đường đi
Website: www.solar-nhatrang.com.com www.quynhanmobile.com
Facebook: Solar Nha Trang – Lắp điện năng lượng mặt trời
Văn phòng : 592 Lê Hồng Phong, Phường Phước Hải, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa