Lợi ích kép từ kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời

Lợi ích kép từ kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời

Lợi ích kép từ kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời

 

An Giang là vùng có rất nhiều tiềm năng để phát triển điện năng lượng mặt trời, địa phương này có 100% diện tích nhận năng lượng bức xạ mặt trời với số giờ nắng trung bình hằng năm là 2.400 giờ. Việc phát triển điện năng lượng mặt trời kết hợp sản xuất nông nghiệp là giải pháp mang lợi ích kép khi vừa thu giá trị điện năng, vừa thu giá trị kinh tế từ sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, chủ động nguồn năng lượng tại chỗ, đảm bảo sự phát triển bền vững, mở ra triển vọng giảm nghèo, nhất là ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.

An Giang là vùng có rất nhiều tiềm năng để phát triển điện năng lượng mặt trời, địa phương này có 100% diện tích nhận năng lượng bức xạ mặt trời với số giờ nắng trung bình hằng năm là 2.400 giờ. Việc phát triển điện năng lượng mặt trời kết hợp sản xuất nông nghiệp là giải pháp mang lợi ích kép khi vừa thu giá trị điện năng, vừa thu giá trị kinh tế từ sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, chủ động nguồn năng lượng tại chỗ, đảm bảo sự phát triển bền vững, mở ra triển vọng giảm nghèo, nhất là ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.

Mô hình phát triển bền vững

Năm 2018, Trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) tiến hành nghiên cứu và đưa vào thực nghiệm mô hình kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời.

Theo GreenID, mô hình được thiết kế theo tiêu chuẩn của điện mặt trời áp mái được lắp trên công trình xây dựng, nhà màng trồng cây theo quy định hướng dẫn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với công suất 45kwp lắp trên diện tích 400m2. Với số vốn trên 900 triệu đồng, mô hình hoàn thiện và đấu nối với lưới điện vào tháng 12-2020.

Để đảm bảo hiệu quả cây trồng, bên dưới các tấm quang năng lượng được thiết kế giãn cách từ 1-2m. Trung bình mỗi ngày, hệ thống sản xuất được 103kwh điện. Trong 3 tháng đầu năm 2021, sản xuất được 4.471kwh điện từ mô hình này (tương đương 22 triệu đồng).

Đây là mô hình đầu tiên có sự tham gia của 3 bên (người dân, doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận). Theo đó, doanh nghiệp sẽ rút vốn hỗ trợ trong 10 năm đầu, sau đó sẽ bàn giao toàn bộ hệ thống cho GreenID và hộ dân tham gia mô hình. Sau 20 năm, mô hình sẽ được giao lại cho hộ dân quản lý.

Việc lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời ở trên kết hợp trồng rau, màu bên dưới không chỉ tạo ra nguồn thu thêm từ bán điện, mà còn tận dụng tối đa diện tích đất canh tác, giải quyết xung đột trong sử dụng tài nguyên đất. Trên thực tế, các loại cây được trồng bên dưới các tấm năng lượng điện có năng suất cao hơn và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Mô hình được kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp của địa phương.

Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, đây là mô hình mang lại lợi ích kép, khi kết hợp sản xuất nông nghiệp với điện mặt trời, giúp người dân có điện sạch, phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương, vừa mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân.

Mô hình kết hợp sản xuất dưa leo dưới dàn điện năng lượng mặt trời của gia đình anh Chau Hon mang lại lợi nhuận 200 nghìn đồng/ngày

Mở ra hướng đi mới

Nhận thấy lợi ích kinh tế mà mô hình đem lại, anh Chau Hon (40 tuổi), ở ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang mạnh dạn cùng nhóm nghiên cứu phát triển mô hình trên phần đất của gia đình.

Từ đầu năm 2021 đến nay, nhóm nghiên cứu phối hợp cùng nhóm dự án và gia đình anh Hon trồng thử nghiệm cây rau muống và cây dưa leo để tính toán mức độ che phủ phù hợp của cây dưới các tấm quang năng và so sánh với việc trồng cây bên ngoài. Kết quả cho thấy, trồng theo mô hình trên, cả 2 loại cây đều sinh trưởng tốt và cho năng suất cao hơn so với trồng bên ngoài.

Anh Chau Hon phấn khởi nói: “So với trồng bên ngoài, dưa leo được trồng dưới các tấm pin năng lượng mặt trời có màn che, rất ít sâu bệnh, cây phát triển tốt, tỷ lệ đậu trái cao, trái ra đều và đẹp, năng suất cao hơn trồng dưa leo bên ngoài khoảng 30%. Trung bình mỗi ngày, tôi bán khoảng 30-40kg với giá 6.000 đồng/kg, tôi thu về khoảng 200.000 đồng, nhàn hơn làm lúa rất nhiều…”.

Bà Phạm Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND xã Châu Lăng cho biết, Châu Lăng là xã vùng núi đặc biệt khó khăn với hơn 62% dân số là dân tộc Khmer, tỉ lệ hộ nghèo còn trên 3,4%, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Việc phát triển nông nghiệp kết hợp điện năng lượng mặt trời bước đầu giúp bà con thay đổi cách làm nông nghiệp truyền thống, thích ứng với kỹ thuật canh tác mới tạo ra thu nhập kép trên cùng diện tích đất. Đây là mô hình có thể giúp nhiều nông dân thoát nghèo, vươn lên khá giả.

“Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu tư cao, đất canh tác của nhiều hộ gia đình trong xã cách xa đường dây tải điện quốc gia, nên hiện tại mô hình này mới chỉ được thực nghiệm đối với gia đình anh Chau Hon. Với những lợi ích mà mô hình mang lại, hy vọng trong thời gian tới, sẽ có những chính sách để phát triển mô hình này” – Bà Nguyệt trăn trở.

“Kết quả nghiên cứu của mô hình thử nghiệm sẽ được tài liệu hóa để chia sẻ với các bên liên quan và thúc đẩy quá trình ban hành chính sách phù hợp cho sự phát triển của mô hình kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời. Chúng tôi sẽ khảo sát nhân rộng mô hình tại các khu vực có điều kiện phù hợp trên địa bàn tỉnh An Giang” – Ông Trương Kiến Thọ cho biết.

Link gốc


Nguồn bienphong.com.vn

Liên hệ công ty khi có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời tại Nha Trang hoặc trong tỉnh Khánh Hòa

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ QUỲNH AN

Hotline: 033.74.99888 – 0907.62.3999

Dẫn đường Google map: Bấm vào đây để xem đường đi

Website: www.solar-nhatrang.com.com www.quynhanmobile.com

Facebook: Solar Nha Trang – Lắp điện năng lượng mặt trời

Văn phòng : 592 Lê Hồng Phong, Phường Phước Hải, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *