Tấm quang điện tự phục hồi – chìa khóa của điện sạch tương lai

Tấm quang điện tự phục hồi – chìa khóa của điện sạch tương lai

Tấm quang điện tự phục hồi – chìa khóa của điện sạch tương lai

 

Theo trang tin trực tuyến Liên minh châu Âu (EU) Euronews, thì một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự tiến bộ của công nghệ này là độ tin cậy và tuổi thọ của tế bào quang điện. Hiện nay, các tấm quang điện có tuổi thọ trung bình từ 25-30 năm, vì vậy công nghệ tự phục hồi có thể là một bước đột phá quan trọng, hỗ trợ ngành năng lượng sạch phát triển ổn định, bền vững và xa hơn là phục vụ mục tiêu Net Zero của thế giới vào năm 2050.

Theo trang tin trực tuyến Liên minh châu Âu (EU) Euronews, thì một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự tiến bộ của công nghệ này là độ tin cậy và tuổi thọ của tế bào quang điện. Hiện nay, các tấm quang điện có tuổi thọ trung bình từ 25-30 năm, vì vậy công nghệ tự phục hồi có thể là một bước đột phá quan trọng, hỗ trợ ngành năng lượng sạch phát triển ổn định, bền vững và xa hơn là phục vụ mục tiêu Net Zero của thế giới vào năm 2050.

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học York (UoY), Vương quốc Anh vừa nghiên cứu khám phá ra công nghệ mới để tạo ra các tấm quang điện có tuổi thọ cao hơn, đặc biệt, có khả năng tự phục hồi nếu bị hư hỏng.

Theo Giáo sư Keith McKenna, người đứng đầu nghiên cứu ở UoY, khả năng tự phục hồi đáng ngạc nhiên của hợp chất Antimony selenide tương tự như khi sao biển hoặc bò sát mọc lại chi sau tai nạn.

“Antimon selenua sửa chữa các liên kết bị đứt gãy được tạo ra khi nó bị phân cắt bằng cách hình thành các chi mới, có ý nghĩa quan trọng đối với các ứng dụng của các vật liệu này trong quang điện tử và quang hóa”, Giáo sư Keith McKenna nói.

Cũng theo Keith McKenna, chìa khóa của phát minh này chính là antimon selenua – vật liệu hấp thụ năng lượng mặt trời. Nguyên thủy, nó được sử dụng để khai thác NLMT và chuyển đổi năng lượng này thành điện năng và giờ đây được UoY cải tiến để có thêm tính năng ‘tự phục hồi’ khi bị tổn thương.

Nhờ cải tiến hợp chất Antimony selenide, UoY đã cho ra đời thế hệ tấm quang điện mặt trời mới có thể tự phục hồi khi gặp sự cố. Ảnh: Technologytimes.pk.

Liên quan đến điện mặt trời, theo các chuyên gia ở Công ty tư vấn và phân tích dữ liệu Anh GlobalData, năng lượng mặt trời dựa trên không gian (SBSP) có thể là chìa khóa để chuyển đổi tổng thể sang năng lượng xanh.

SBSP liên quan đến việc sử dụng các vật phản xạ giống như gương, được đặt trên các vệ tinh chuyển động quanh quỹ đạo của trái đất. Những tấm phản xạ này sẽ tập trung năng lượng mặt trời vào các tấm quang điện mặt trời, cho phép khai thác năng lượng ban ngày.

Điện mặt trời là công nghệ mà mọi người trên thế giới đều mong muốn hoàn thiện. Với việc nhiều chính phủ cam kết đạt net-zero trong vòng 10 đến 30 năm tới, việc đảm bảo các lựa chọn thay thế đáng tin cậy cho nhiên liệu hóa thạch là điều cần thiết.

Hiện tại, các tấm quang điện mặt trời thu năng lượng trung bình 29% mỗi ngày, nhưng SBSP được chiếu sáng 99% thời gian nên cho hiệu suất cao.


Khắc Nam (Theo VCC- 4/2022)

Liên hệ công ty khi có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời tại Nha Trang hoặc trong tỉnh Khánh Hòa

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ QUỲNH AN

Hotline: 033.74.99888 – 0907.62.3999

Dẫn đường Google map: Bấm vào đây để xem đường đi

Website: www.solar-nhatrang.com.com www.quynhanmobile.com

Facebook: Solar Nha Trang – Lắp điện năng lượng mặt trời

Văn phòng : 592 Lê Hồng Phong, Phường Phước Hải, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *