Thử nghiệm pin lưu trữ điện giảm nghẽn lưới, chuyên gia nói gì?

Thử nghiệm pin lưu trữ điện giảm nghẽn lưới, chuyên gia nói gì?

Thử nghiệm pin lưu trữ điện giảm nghẽn lưới, chuyên gia nói gì?

 

Chuyên gia năng lượng Đặng Đình Thống nhận định, công nghệ tích trữ năng lượng điện hiện nay rất đắt đỏ, giá cao trên thế giới cũng ít nước làm, nếu làm chỉ nên làm công suất nhỏ để tránh lãng phí nếu không thành công.

Chuyên gia năng lượng Đặng Đình Thống nhận định, công nghệ tích trữ năng lượng điện hiện nay rất đắt đỏ, giá cao trên thế giới cũng ít nước làm, nếu làm chỉ nên làm công suất nhỏ để tránh lãng phí nếu không thành công.

Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam mới đây đã có Công văn số 152/BC-NLVN, báo cáo kết quả “Hội thảo khoa học ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng và công nghệ nâng cao hiệu suất cho các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam và một số đề xuất, kiến nghị” gửi Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Trong báo cáo, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã phân tích tình hình hệ thống điện, sự cần thiết, vai trò hệ thống lưu trữ năng lượng, những thách thức trong phát triển lưu trữ năng lượng và đề xuất, kiến nghị 7 giải pháp “ứng dụng lưu trữ điện cho hệ thống năng lượng tái tạo Việt Nam”.

Đáng chú ý, Hiệp hội kiến nghị Bộ Công Thương xem xét giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư thử nghiệm pin lưu trữ điện quy mô 100-200 MW trên lưới truyền tải, qua đó lấy kinh nghiệm mở rộng thị trường; cho áp dụng thí điểm ở quy mô nhỏ và cực nhỏ các hệ thống pin lưu trữ tại các nhà máy điện mặt trời, điện gió trong giai đoạn ngắn hạn, có thể cho kết hợp với bên thứ 3 – nhà cung cấp thiết bị để cùng đầu tư kinh doanh. Các hệ thống lưu trữ nhỏ có thể làm giảm các tác động nghẽn lưới.

Trao đổi với PV Năng lượng Mới về vấn đề này, chuyên gia năng lượng Đặng Đình Thống nhận định, công nghệ tích trữ năng lượng điện hiện nay rất đắt đỏ, giá cao trên thế giới cũng ít nước làm, nếu làm chỉ nên làm công suất nhỏ để tránh lãng phí nếu không thành công.

Ảnh minh họa

“Có thể làm thí điểm nhưng nếu làm cỡ 100-200MW thì khá lớn và nếu thất bại thì rất tốn kém, theo tôi chỉ nên làm khoảng vài chục MW sau đó rút kinh nghiệm và thực hiện nếu được còn nếu thất bại thì có thể giảm mức độ tốn kém” – ông Thống nói.

Cũng theo chuyên gia Đặng Đình Thống, nếu làm thí điểm, EVN cũng nên chọn công nghệ tiên tiến nhất để làm. Nhiều nước trên thế giới cũng đang thử nghiệm các công nghệ khác nhau nhưng chưa có kết quả về một phương pháp nào.

Nói về việc giảm tác động nghẽn lưới, ông Thống khẳng định, phương pháp tốt nhất là điều hòa các nguồn điện. Các nước trên thế giới đều làm theo phương pháp này, khi điện mặt trời tắt hoặc khi có đám mây đi qua thì dùng thủy điện và điện khí để bù vào và ngược lại. Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này, phải làm hệ thống điều khiển toàn bộ rất thông minh, cái này nhiều nước trên thế giới đã làm rồi.

“Nên làm hệ thống điều hòa các nguồn điện (điện mặt trời, thủy điện, điện khí), đây là giải pháp căn cơ để giải bài toán nghẽn lưới” – chuyên gia Đặng Định Thống nói thêm.

Liên quan đến vấn đề này, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 39/PC-VPCP, chuyển báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả “Hội thảo khoa học ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng và công nghệ nâng cao hiệu suất cho các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam và một số đề xuất, kiến nghị” của Tạp chí Năng lượng Việt Nam đến Bộ Công Thương để xem xét, xử lý theo quy định.

Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, để giải bài toán ‘điểm nghẽn’ lưới điện, giai đoạn 2021-2030, Việt Nam cần thêm khối lượng xây dựng mới 49.050 MVA, cải tạo 34.200 MV trạm biến áp 500 kV; xây dựng mới 11.988 km đường dây 500 kV; xây dựng mới 67.513 MVA, cải tạo 32.747 MVA trạm biến áp 220 kV; xây dựng mới 15.643 km đường dây 220 kV.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện chương trình phát triển điện lực được lựa chọn trong giai đoạn 2021-2030 khoảng 99,32 tỷ USD, trong đó cho lưới điện truyền tải khoảng 13,58 tỷ USD (mỗi năm khoảng 1,36 tỷ USD). Nếu phát triển theo phương án phụ tải cao, nhu cầu vốn đầu tư hằng năm cần khoảng 1,42 tỷ USD dành cho đầu tư lưới điện truyền tải.

Link gốc


Nguồn petrotimes.vn

Liên hệ công ty khi có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời tại Nha Trang hoặc trong tỉnh Khánh Hòa

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ QUỲNH AN

Hotline: 033.74.99888 – 0907.62.3999

Dẫn đường Google map: Bấm vào đây để xem đường đi

Website: www.solar-nhatrang.com.com www.quynhanmobile.com

Facebook: Solar Nha Trang – Lắp điện năng lượng mặt trời

Văn phòng : 592 Lê Hồng Phong, Phường Phước Hải, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *