Tiềm năng phát triển năng lượng sạch của châu Phi

Tiềm năng phát triển năng lượng sạch của châu Phi

Tiềm năng phát triển năng lượng sạch của châu Phi

 

Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cho biết châu Phi có khả năng dẫn đầu thế giới về các sáng kiến ​​năng lượng mặt trời, với tiềm năng điện mặt trời lên tới 7900 gigawatt.

Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cho biết châu Phi có khả năng dẫn đầu thế giới về các sáng kiến ​​năng lượng mặt trời, với tiềm năng điện mặt trời lên tới 7900 gigawatt.

Báo cáo khí hậu của Liên hợp quốc được công bố trong tuần này đã nhấn mạnh tiềm năng phát triển năng lượng sạch của châu Phi, từ những trang trại năng lượng gió khắp đường bờ biển đến những dự án địa nhiệt ở thung lũng Great Rift phía đông châu lục.

Báo cáo cho biết các dự án năng lượng tái tạo nếu trở thành hiện thực sẽ giảm thiểu tác động của sự nóng lên toàn cầu, thúc đẩy phát triển kinh tế ​​của lục địa và giúp hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) Liên hợp quốc được đưa ra trong bối cảnh châu Phi đang chứng kiến sự bùng nổ các hoạt động kinh doanh năng lượng tái tạo.

Nhiều quốc gia tại châu lục đang tăng cường các giải pháp năng lượng tái tạo thay thế và thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Theo đó những quốc gia như Kenya, Tanzania, Morocco, Ai Cập, Ethiopia và Nam Phi hiện dẫn đầu trong việc áp dụng năng lượng sạch trên quy mô lớn.

Tuy nhiên, châu Phi mới chỉ thu hút khoảng 2% tương đương 60 tỷ USD trong tổng số 2,8 nghìn tỷ USD đầu tư trên toàn cầu vào lĩnh vực năng lượng tái tạo trong hai thập kỷ qua. Châu lục cũng chỉ chiếm 3% công suất năng lượng tái tạo hiện tại của thế giới.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết để giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 2 độ C (3,6 độ F) và nỗ lực giới hạn mức tăng ở 1,5 độ C (2,7 độ F) trước cuối thế kỷ này theo Thỏa thuận khí hậu Paris sẽ cần phải chuyển đổi hệ thống năng lượng lớn hơn nữa.

Điều đó đồng nghĩa rằng cần thêm nhiều công ty năng lượng tái tạo, chẳng hạn như dự án điện gió hồ Turkana của Kenya có ý nghĩa rất quan trọng. Được ra mắt vào năm 2019, dự án điện gió hồ Turkana cách thủ đô Nairobi của Kenya khoảng 600 km về phía tây bắc và chiếm khoảng 18% sản lượng năng lượng nước này.

Ông Phylip Leferink, Giám đốc điều hành dự án điện gió hồ Turkana, cho biết các dự án lớn như vậy có thể được nhân rộng tuy nhiên còn đối mặt với nhiều thách thức về mặt hậu cần.

Ông Leferink nói: “Điều kiện gió ở phía bắc Kenya khá độc đáo so với lục địa. Bạn khó mà tìm được địa điểm khác ở châu Phi có điều kiện gió tương tự như thế”.

Ông nhận định châu Phi còn tiềm năng cho các dự án điện gió khác, đặc biệt là khu vực đường bờ biển, từ Djibouti đến phía nam quanh Nam Phi và ngược lên phía bắc đến Cameroon, có tiềm năng gió tốt và đảm bảo cho các sáng kiến ​​trong vấn đề này.

Các dự án điện năng lượng mặt trời độc lập không nối với lưới điện quốc gia (off-grid solar power) cũng đóng góp vào sản lượng năng lượng của Kenya. Tại quận Nakuru, cách thủ đô Nairobi của Kenya khoảng 167 km về phía tây bắc, ông James Kariuki đã đăng ký sử dụng năng lượng mặt trời của công ty M-Kopa phù hợp với khả năng tài chính thấp và trả theo hình thức PAYG (Pay as you go: dùng đến đâu thanh toán đến đó).

Ông James Kariuki chia sẻ đã tiết kiệm được đáng kể từ khi lắp đặt năng lượng mặt trời: “Giờ đây chúng tôi có Internet và được xem thể thao quốc tế ngay tại nhà”.

Được ra mắt vào năm 2012, công ty M-Kopa đã cung cấp năng lượng mặt trời độc lập không nối với lưới điện quốc gia cho hơn 225.000 ngôi nhà tại Kenya, Uganda và Tanzania. Bà Yamina Saheb, chuyên gia năng lượng tại cơ quan IPCC, nhận định những sáng kiến ​​như vậy là một bước đi đúng hướng.

Trạm năng lượng mặt trời Ouarzazate tại Morocco là nhà máy điện mặt trời tập trung lớn nhất thế giới

Bà Saheb cho biết qua hãng tin AP rằng các nguồn năng lượng tái tạo là chiến lược năng lượng quan trọng đối với châu Phi, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nhờ phát triển cơ sở hạ tầng. Bà nói: “Toàn bộ lục địa có thể sử dụng năng lượng mặt trời bao gồm cả PV (quang điện) và nhiệt mặt trời, một số quốc gia cũng có thể sử dụng năng lượng gió”.

Các sáng kiến ​​năng lượng mặt trời khác như khu phức hợp Noor Ouarzazate (Maroc), công viên năng lượng mặt trời Benban (Ai Cập) hay công viên năng lượng mặt trời Redstone (Nam Phi) đã xuất hiện trên khắp lục địa. Báo cáo của IPCC cho biết châu Phi có khả năng dẫn đầu thế giới về các sáng kiến ​​năng lượng mặt trời, với tiềm năng điện mặt trời lên tới 7900 gigawatt.

Báo cáo của IPCC nhận định sự chuyển đổi sang năng lượng sạch là “hấp dẫn về mặt kinh tế”. Liên hợp quốc ước tính việc tiếp tục sử dụng năng lượng tái tạo của châu Phi sẽ tạo ra hơn 12 triệu công việc mới. Trung Quốc hiện là nước cho vay lớn nhất trong các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo của châu Phi, tiếp theo là Ngân hàng Phát triển châu Phi (ADF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Khí hậu Xanh (GCF).

Ông Max Bankole Jarrett, chuyên gia năng lượng từng là quản lý của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tại khu vực châu Phi, đánh giá: “Báo cáo mới nhất của nhóm công tác IPCC cho thấy rõ ràng rằng châu Phi nên khai thác các cơ hội năng lượng tái tạo to lớn sẵn có tại lục địa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu”; “Các nguồn năng lượng tái tạo rộng lớn của châu Phi nên được đặt là ưu tiên của không chỉ lục địa này mà còn của thế giới đang chạy đua để thực hiện tham vọng phát thải ròng bằng 0”.

53 quốc gia châu Phi đã đệ trình các khoản đóng góp tự nguyện do quốc gia xác định theo thỏa thuận khí hậu Paris, trong đó nêu chi tiết kế hoạch năng lượng và vạch ra mục tiêu hạn chế phát thải. 40 quốc gia trong số đó đã đề ra các mục tiêu về năng lượng tái tạo.

Mặc dù là lục địa phát thải khí nhà kính thấp nhất, nhưng châu Phi phải gánh chịu những tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu với khả năng thích ứng kém. Nhiều khu vực của lục địa này vẫn thiếu khả năng tiếp cận điện năng và nhiên liệu để nấu ăn: Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính khoảng 580 triệu người không có điện vào năm 2019 trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết khoảng 906 triệu người đang cần công nghệ và nhiên liệu nấu ăn sạch hơn.

Báo cáo của IPCC cảnh báo việc cung cấp khả năng tiếp cận trên bằng cách sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo sẽ khiến khí thải toàn cầu gia tăng. Báo cáo cho biết, hành động vì khí hậu là yếu tố quan trọng để đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững.

Link gốc


Nguồn nguoiduatin.vn

Liên hệ công ty khi có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời tại Nha Trang hoặc trong tỉnh Khánh Hòa

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ QUỲNH AN

Hotline: 033.74.99888 – 0907.62.3999

Dẫn đường Google map: Bấm vào đây để xem đường đi

Website: www.solar-nhatrang.com.com www.quynhanmobile.com

Facebook: Solar Nha Trang – Lắp điện năng lượng mặt trời

Văn phòng : 592 Lê Hồng Phong, Phường Phước Hải, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *