Tiger Neo 605 W: Tiên phong cho dự án điện mặt trời quy mô lớn

Tiger Neo 605 W: Tiên phong cho dự án điện mặt trời quy mô lớn

Tiger Neo 605 W: Tiên phong cho dự án điện mặt trời quy mô lớn

 

Cuộc đua sản xuất tấm mô-đun quang năng có công suất cao nhất bắt đầu vào năm 2020 và đã kết thúc với JinkoSolar’s ​​Tiger Neo, với hiệu suất lên đến 22,3%, hứa hẹn mang lại công suất cao hơn 15 – 20 W so với dòng mô đun P-PERC thông thường có cùng kích thước. Không giống như các sản phẩm khác có công suất cao hơn đến từ việc mở rộng kích thước vật lý, Tiger Neo có được kết quả này đơn giản là do hiệu suất tăng lên.

Cuộc đua sản xuất tấm mô-đun quang năng có công suất cao nhất bắt đầu vào năm 2020 và đã kết thúc với JinkoSolar’s ​​Tiger Neo, với hiệu suất lên đến 22,3%, hứa hẹn mang lại công suất cao hơn 15 – 20 W so với dòng mô đun P-PERC thông thường có cùng kích thước. Không giống như các sản phẩm khác có công suất cao hơn đến từ việc mở rộng kích thước vật lý, Tiger Neo có được kết quả này đơn giản là do hiệu suất tăng lên.

Nếu như định mức công suất của phiên bản Tiger Neo 72-cell dựa trên tấm wafer 182 mm nằm trong khoảng từ 555 W đến 575 W với dòng chính ở mức 565 W, trong khi các mô-đun P-PERC thông thường được đánh giá từ 540 W đến 550 W với mức công suất tối đa là 550 W. Phiên bản Tiger Neo 78-cell có mức công suất lên đến trên 610 W.

Ngoài ra, với cùng mức công suất và kích thước nhỏ gọn, Tiger Neo mang lại sản lượng điện nhiều hơn từ 3% đến 5% so với các mô-đun thông thường.

Tiger Neo tạo ra nhiều năng lượng hơn 3% so với các đối thủ P-PERC do những cải tiến của nó, bao gồm mức độ suy hao công suất năm đầu và suy hao công suất hàng năm, hệ số suy hao nhiệt độ thấp hơn, hiệu suất dưới điều kiện ánh sáng yếu tốt hơn đem lại sản lượng điện cộng thêm vào buổi sáng sớm và chiều muộn, tỷ lệ suy hao LID (suy giảm cảm ứng ánh sáng) và LeTID (suy giảm cảm ứng ánh sáng và nhiệt độ cao gây ra) thấp hơn đáng kể so với các tế bào loại P.

Tiger Neo 605 W.

Động lực chính để phát triển các tấm mô đun quang năng mạnh mẽ hơn xuất phát từ mong muốn giảm chi phí của các dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn và cuối cùng là giảm giá thành sản xuất điện năng.

Vì các mô đun công suất cao cũng yêu cầu chi phí đấu nối và nhân công tương đương so với các tấm pin công suất thấp, nhưng với tổng công suất cao hơn thì chi phí lắp đặt tính trên mỗi kW sẽ giảm, dẫn đến chi phí tổng thể thấp hơn và làm giảm chí phí sản xuất điện năng quy dẫn (LCOE). Các mô đun 605 W sử dụng wafer loại 210 mm – dòng P-PERC thông thường có kích thước quá lớn với chiều rộng lên đến 1.303 mm khiến cho công tác thi công trở nên khó khăn đối với hầu hết các dự án điện mặt trời mái nhà, trong khi đó Tiger Neo có kích thước nhỏ gọn hơn với chiều rộng 1.134 mm cho phép bố trí nhiều tấm hơn trên cùng chiều dài giá đỡ, hơn nữa là khả năng lắp đặt dễ dàng hơn và thuận tiện hơn.

Ngoài yếu tố mật độ công suất, Tiger Neo 605 W hứa hẹn mang lại sản lượng điện được sản xuất cộng thêm 3% – 5% so với các sản phẩm 600 W loại P-PERC, có nghĩa là tỷ lệ kWh/kWp cao hơn đáng kể.

Từ góc độ an toàn hệ thống, Tiger Neo 605 W có lợi thế về dòng điện ngắn mạch thấp hơn, ở mức dưới 14 A trong khi mô đun loại 210 mm dòng P-PERC 605 W có giá trị dòng điện khoảng 18 A.

Tiger Neo là sự kết hợp giữa công suất cao hơn và hiệu suất cao hơn, cùng với lợi thế về chi phí dự án so với các sản phẩm hiệu suất cao cấp khác. Các lý do để chọn JinkoSolar’s ​​Tiger Neo bao gồm:

Thứ nhất: Phiên bản Tiger Neo 78- cell là dòng mô đun công suất cực cao (lên đến 615 W) và bảng điều khiển 72- cell của nó có công suất đầu ra từ 555 W đến 575 W, trong khi dòng mô-đun cho các dự án dân dụng 60-cell đạt công suất 460 – 480 W. Tất cả các mô-đun Tiger Neo có hiệu suất lên đến 22,3%, cao hơn so với những gì hiện có trên thị trường.

Thứ hai: Cải thiện hiệu suất dưới điều kiện nhiệt độ cao: Khi các tấm mô đun điện mặt trời trở nên nóng hơn, chúng sẽ giảm đáng kể khả năng tạo ra năng lượng điện. Tấm Tiger Neo có hệ số suy hao nhiệt độ thấp hơn rất nhiều so với các mô-đun thông thường, dẫn đến sản lượng cao hơn trong thời tiết nắng nóng.

Thứ ba: Hiệu suất trong điều kiện bức xạ yếu: Vào những thời điểm trong ngày khi các mô đun quang năng không thể thu nhận 100% năng lượng ánh sáng mặt trời (ví dụ: vào buổi sáng sớm, buổi chiều muộn hoặc khi bầu trời nhiều mây). Mô đun Tiger Neo có hiệu suất cao hơn đáng kể trong các điều kiện ánh sáng yếu này.

Thứ tư: Tăng khả năng phát điện – Tiger Neo, áp dụng công nghệ tế bào quang điện loại N, tăng hiệu suất mô đun, cung cấp nhiều năng lượng hơn trên cùng diện tích sản xuất và mang lại nhiều kWh hơn trên mỗi KWp công suất lắp đặt.

Thứ năm: Bảo hành hiệu suất được nâng cao – Dòng Tiger Neo đi kèm với bảo hành hiệu suất nâng cao. Sau 30 năm sử dụng, Tiger Neo được đảm bảo tấm mô đun vẫn còn cung cấp ít nhất 88% công suất ban đầu.

Thứ sáu: LID thấp – Suy hao cảm ứng ánh sáng (LID) và suy hao cảm ứng ánh sáng và nhiệt độ (LeTID) của Tiger Neo cực kỳ thấp khi so sánh với các sản phẩm loại P tiêu chuẩn.

Link gốc


Nguồn https://nangluongvietnam.vn/

Liên hệ công ty khi có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời tại Nha Trang hoặc trong tỉnh Khánh Hòa

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ QUỲNH AN

Hotline: 033.74.99888 – 0907.62.3999

Dẫn đường Google map: Bấm vào đây để xem đường đi

Website: www.solar-nhatrang.com.com www.quynhanmobile.com

Facebook: Solar Nha Trang – Lắp điện năng lượng mặt trời

Văn phòng : 592 Lê Hồng Phong, Phường Phước Hải, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *