Trên đặt tấm quang điện mặt trời, dưới trồng rau quả, vườn của nông dân Khmer đẹp như phim, lợi nhuận kép
Ngành nông nghiệp tỉnh An Giang vừa phối hợp với Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh thí điểm hỗ trợ lắp đặt các tấm quang điện mặt trời trên diện tích ruộng, vườn trồng rau quả cho hộ nông dân dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Ngành nông nghiệp tỉnh An Giang vừa phối hợp với Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh thí điểm hỗ trợ lắp đặt các tấm quang điện mặt trời trên diện tích ruộng, vườn trồng rau quả cho hộ nông dân dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Nông dân vừa có điện để bán vừa có rau quả sạch
Năm 2018, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) nghiên cứu mô hình kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời và tiến hành nghiên cứu trên thực địa để thí điểm mô hình tại tỉnh An Giang.
Theo GreenID cho biết, mô hình lắp đặt tấm quang điện mặt trời kết hợp sản xuất nông nghiệp bên dưới giúp tạo ra nguồn thu bổ sung từ bán điện mặt trời, tận dụng tối đa diện tích đất canh tác để tăng thêm thu nhập, giảm xung đột trong sử dụng tài nguyên đất. Một số cây trồng được hưởng lợi khi tăng mức độ che phủ, cho năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn.
Mô hình lắp đặt tấm quang điện mặt trời kết hợp sản xuất nông nghiệp bên dưới giúp tạo ra nguồn thu bổ sung từ bán điện mặt trời, tận dụng tối đa diện tích đất canh tác để tăng thêm thu nhập, giảm xung đột trong sử dụng tài nguyên đất. Một số cây trồng được hưởng lợi khi tăng mức độ che phủ, cho năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn.
Tháng 5/2020, GreenID và Công ty TNHH Ý Thức Khí Hậu (Climate Sense) triển khai, có sự hỗ trợ của Ban Quản lý Dự án phát triển năng lượng bền vững tỉnh An Giang, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn cùng UBND xã Châu Lăng đã chọn hộ ông Chau Ho (hộ Khmer ở ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) để thí điểm mô hình
Mô hình được thiết kế theo tiêu chuẩn của điện mặt trời áp mái, được lắp trên công trình xây dựng, nhà màng trồng cây và hướng dẫn của EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) với công suất 45kWp, lắp đặt trên diện tích 400m2 của gia đình ông Chau Hon.
Mô hình được hoàn thiện và đấu nối với lưới điện vào tháng 12/2020. Để đảm bảo hiệu quả của cây trồng bên dưới, các tấm quang năng được thiết kế với độ giãn cách phù hợp, đảm bảo khả năng sinh trưởng của giống cây trồng.
Theo GreenID, lợi nhuận từ mô hình sẽ được chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn đầu tư. Thời hạn rút vốn đầu tư của Climate Sense là trong 10 năm đầu do nguồn vốn của Climate Sense mang ý nghĩa hỗ trợ đầu tư ban đầu.
Sau 10 năm, toàn bộ hệ thống sẽ được bàn giao lại cho GreenID và hộ dân quản lý sử dụng. Sau 20 năm, GreenID sẽ bàn giao lại cho hộ dân toàn quyền sở hữu. Mô hình này được mong đợi sẽ mang lại nhiều lợi ích đa phương về tài chính cho các bên tham gia và tạo điều kiện cũng như là mô hình điển hình để kêu gọi thêm các nhà đầu tư khác tham gia mở rộng.
Lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh An Giang thăm mô hình trồng thử nghiệm dưa leo dưới điện mặt trời áp mái của gia đình ông Chau Hon, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Trong mô hình hợp tác liên doanh này, tất cả các bên tham gia đầu tư đều được hưởng lợi từ dự án. Tất cả lợi nhuận thu được từ việc bán điện cho EVN sẽ được chia cho các bên tham gia đầu tư theo cơ cấu phân chia lợi nhuận đã được các bên thống nhất trong hợp đồng hợp tác liên doanh.
Trồng dưa leo trong nhà điện mặt trời ra nhiều trái, cây khỏe
Đầu năm 2021 mô hình chính thức được đưa vào vận hành, phần sản xuất điện được theo dõi từ xa trên ứng dụng điện thoại. Theo ghi nhận, ngày nắng nhất, mô hình sản xuất được khoảng 246kWh điện và ngày thấp nhất là 43kWh. Trung bình mỗi ngày, hệ thống sản xuất được 103kWh điện (tính đến ngày 7/4/2021).
Hàng tháng, điện lực sẽ ghi nhận các chỉ số và chi trả trên lượng điện bán ra vào tài khoản của người đầu tư. Từ tháng 1 đến tháng 3/2021, dự án đã bán được hơn 4.471kWh điện, tương đương hơn 22 triệu đồng.
Tham gia mô hình, gia đình ông Chau Hon cùng dự án trồng thử nghiệm một số loại cây trồng mới để nghiên cứu. Từ tháng 1 đến tháng 4/2021, nhóm nghiên cứu phối hợp với nhóm dự án và hộ dân trồng thử nghiệm rau muống và dưa leo để tính toán mức độ phù hợp của cây dưới các tấm quang năng và so sánh với việc trồng cây bên ngoài.
Kết quả, cây trồng trong bóng râm dưới các tấm quang năng sinh trưởng tốt do giữ được độ ẩm, tránh được ánh nắng trực tiếp do thời tiết quá nắng và kỹ thuật canh tác cải tiến., nên dưa leo phát triển rất tốt.
“Tháng 2/2021 tôi trồng thử nghiệm dưa leo. Qua thực tế theo dõi, cây trồng trong nhà lưới dưới các tấm tấm quang điện phát triển tốt hơn ruộng trồng bên ngoài, tỷ lệ đậu quả khá ổn định. Trái có màu đẹp và dài, tươi ngon, được bạn hàng đánh giá cao. Hiện tại, gia đình tôi thu hoạch mỗi ngày hơn 30kg dưa leo.” – ông Chau Hon phấn khởi cho biết
Trương Kiến Thọ- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, việc kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời là mô hình mới, cho thấy được hiệu quả bước đầu.
“Khi nhìn hình ảnh những tấm quang điện che trên diện tích đất nông nghiệp, nhiều người nghĩ không canh tác được. Tuy nhiên, khi lựa chọn cây trồng phù hợp, năng suất, chất lượng đạt cao hơn. Cùng trên vùng đất khô cằn, nông dân vừa giữ được thu nhập từ trồng trọt, vừa thu thêm tiền điện hàng tháng. Đây là mô hình có thể giúp nhiều nông dân thoát nghèo bền vững, vươn lên khá giả” – ông Thọ đánh giá.
Nguồn xaluan.com
Liên hệ công ty khi có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời tại Nha Trang hoặc trong tỉnh Khánh Hòa
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ QUỲNH AN
Hotline: 033.74.99888 – 0907.62.3999
Dẫn đường Google map: Bấm vào đây để xem đường đi
Website: www.solar-nhatrang.com.com www.quynhanmobile.com
Facebook: Solar Nha Trang – Lắp điện năng lượng mặt trời
Văn phòng : 592 Lê Hồng Phong, Phường Phước Hải, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa